Trong vài năm trở lại đây, xu hướng phủ gầm xe ô tô ngày một phổ biến đối với những người sử dụng xe, trong đó có cả chủ xe cũ và mới. Tuy nhiên, phủ gầm có thực sự cần thiết và có bao nhiêu cách phủ gầm, hãy cùng Sơn Việt Auto tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu phủ gầm xe là gì? Phủ gầm xe ô tô là việc xịt lên toàn bộ bề mặt gầm xe và các hốc bánh xe một lớp sơn hóa chất chuyên dụng nhằm tránh cho gầm xe khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, giúp cho việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế được tiếng ồn gầm.

Gầm xe mới đã được phủ lớp bảo vệ, phủ gầm xe ô tô  liệu có thừa thãi?

Hiện nay, hầu hết các xe mới trước khi hoàn thiện đều được trải qua các công đoạn sơn phủ chống gỉ bảo vệ toàn bộ khung xe. Thế nhưng, với những dòng xe phổ thông giá rẻ, lớp sơn phủ này thường có chất lượng không cao.

Khung gầm xe nguyên bản đã được phủ một lớp kẽm để chống ăn mòn.

Một chuyên gia trong ngành xe chia sẻ, theo quy chuẩn, các xe thường được sơn phủ gầm 2 lớp. Song một số hãng xe có thể cắt giảm lớp phủ để tiết kiệm chi phí hoặc có thể là phủ lớp sơn mỏng hơn. Trong quá trình sử dụng lâu ngày khi tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, nước mưa, lớp sơn này dễ bong tróc, dẫn tới gỉ sét.

Do đó, việc sơn phủ gầm cho xe o tô mới ở phân khúc phổ thông giá rẻ là điều nên làm ngay từ đầu. Với ô tô mới, gầm xe chưa bị nhiễm tạp chất, vì vậy quy trình vệ sinh và sơn phủ gầm xe sẽ đơn giản hơn nhiều, lớp phủ liên kết với sơn zin cũng tốt hơn.

Còn với những xe có giá trị cao hoặc xe sang, nếu có điều kiện thì cũng có thể thực hiện việc phủ gầm ngay từ khi mua xe hoặc sử dụng sau 3-5 năm rồi đi phủ gầm cũng không muộn. Nhưng nếu xe bị cạ gầm để lại những vết sâu vào phần khung xe thì cần đi phủ gầm càng sơm càng tốt.

Còn với những chiếc xe cũ sau nhiều năm sử dụng, dù có hay chưa bị gỉ sét thì cũng nên đi làm phủ gầm vì lúc này có thể lớp mạ kẽm chống gỉ đã bị hao mòn. Nếu có hiện tượng gỉ sét, quy trình phủ gầm sẽ phức tạp hơn do cần phải xử lý tẩy sạch các vết hoen gỉ.

Sơn phủ gầm xe ô tô có bao nhiêu loại?

Sơn phủ gầm xe ô tô hiện nay được chia thành 2 loại dựa trên thành phần hóa chất. Đầu tiên là loại có thành phần gốc nhựa tổng hợp, cao su non hay còn gọi là gốc dầu, thứ hai là loại có thành phần gốc nước.”

Sơn phủ gầm đa phần đến từ các thương hiệu của Ba Lan.

Sơn phủ gầm gốc nhựa tổng hợp (gốc dầu) dường như được biết đến nhiều hơn do có nhiều nhà cung cấp như  DVX 3M, Liqui Moly, Wurth,… và được đưa vào thị trường phụ kiện ô tô từ sớm.

Phủ gầm xe ô tô liệu có chống ồn được cho xe?

Phủ gầm được thực hiện cả ở bề mặt gầm xe và các hốc bánh xe.

Việc có thêm một lớp phủ lên bề mặt của xe chắc chắn sẽ có tác dụng cách âm, giảm tiếng ồn ở một mức độ nhất định, chẳng hạn như giảm được tiếng đá văng từ mặt đường lên gầm xe hay hộc bánh xe nhưng sẽ không thể hiệu quả như những lời quảng cáo có cánh về tác dụng phủ gầm.

“Ngoài ra, việc phun sơn tạo nhám sần giống như tạo ra một lớp tiêu âm nên cũng có thể hạn chế được phần nào tiếng ồn vọng từ gầm xe”, anh Bảo nói thêm.

Sơn phủ xe ô tô gầm gốc nhựa tổng hợp có ưu nhược điểm gì?

Có thể thấy, khi nói tới việc sơn phủ gầm cho ô tô, hầu hết các trung tâm chăm sóc xe sẽ tư vấn cho người dùng loại sơn phủ gầm gốc nhựa tổng hợp.

Sơn phủ gầm gốc nhựa tổng hợp giúp tiết kiệm thời gian thi công.

– Ưu điểm của sơn phủ gầm ô tô gốc nhựa tổng hợp là đa dạng sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu, thời gian thi công nhanh chỉ khoang, thời gian khô nhanh hơn.

– Nhược điểm của loại này là tạo ra mùi độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người thợ nếu không được trang bị các thiết bị bảo hộ, màng sơn dễ bị bong và phá hủy khi tiếp xúc trong môi trường khí hậu có độ kềm pH cao hoặc với xăng, tạo ra nhiều bụi và khó vệ sinh hơn.

Sơn phủ gầm xe ô tô gốc nước có ưu nhược điểm gì?

Với những nhược điểm của sơn phủ gầm gốc dầu, các hãng cũng đã phát triển ra loại sơn phủ gầm xe ô tô gốc nước để khắc phục những vấn đề kể trên. Tất nhiên, loại nào cũng đều có ưu nhược điểm chứ không hoàn toàn hoàn hảo.

Sơn phủ gầm gốc nước thân thiện với môi trường xung quanh.

– Ưu điểm của sơn phủ gầm gốc nước là độ sơn phủ dày hơn gốc dầu, hạn chế bám bụi bẩn, phù hợp với các khu vực ven biển hoặc những nơi hay có sương muối, khả năng giảm âm tốt hơn, không mùi và an toàn sức khỏe cho người thợ, có khả năng chịu nhiệt độ cao và kháng xăng.

– Nhược điểm của loại gốc nước là thi công mất nhiều thời gian thường mất ít nhất 2 ngày, lâu khô hơn gốc dầu, trong thời gian thi công hạn chế tiếp xúc với nước.

Sơn Việt Auto – Công nghệ đỉnh cao, chất lượng hàng đầu

Số điện thoại: 0777 286 288

Website: https://sonvietpro.com

Shopee: https://shopee.vn/sonvietauto288

TikTok: www.tiktok.com/@sonvietdvx

Địa chỉ: 2 ngõ 129 An Trai – Vân Canh – Hoài Đức – Hà Nội